Trang chủ > Uncategorized > Bộ GD&ĐT đề xuất đổi học phí thành ‘giá dịch vụ đào tạo’

Bộ GD&ĐT đề xuất đổi học phí thành ‘giá dịch vụ đào tạo’

Theo: Zing News – Tri thức trực tuyến
Thứ tư ngày 30/05/2018

12:07 30/05/2018
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục đại học đề xuất đổi quy định học phí thành giá dịch vụ đào tạo. Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra không tán thành.

Sáng 30/5, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ trình bày tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. Dự thảo luật sửa đổi, bổ sung 31 điều; bổ sung 2 điều mới; bãi bỏ 1 điều và 1 khoản; bãi bỏ cụm từ tại 5 điều; thay thế cụm từ tại 1 điều; đồng thời rà soát chỉnh sửa tên một số điều về mặt kỹ thuật.

“Về quản lý tài chính, tài sản, dự án luật sửa đổi để chuyển quy định về học phí sang quy định về định giá dịch vụ đào tạo, phù hợp với Luật giá, Luật Phí và Lệ phí”, ông Phùng Xuân Nhạ cho hay.

Theo đó, các dịch vụ do Nhà nước đặt hàng và cấp kinh phí thực hiện do các cơ quan nhà nước quy định khung giá. Các dịch vụ không sử dụng ngân sách nhà nước, cơ sở giáo dục đại học tự chủ quyết định mức giá dịch vụ, công bố công khai cho từng năm học, khoá học cùng với thông báo tuyển sinh.
Phung xuân nha- BTBGD
Bo GD&DT de xuat doi hoc phi thanh ‘gia dich vu dao tao’ hinh anh 1
Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ. Ảnh: Quân Minh.

Các cơ sở giáo dục đại học được Nhà nước giao nhiệm vụ và kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ có trách nhiệm quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý tài chính, tài sản công.
Tăng tính tự chủ cho các trường đại học

Tờ trình của Chính phủ cũng cho hay dự thảo luật đã sửa đổi, bổ sung Điều 32 và các nội dung liên quan tới tự chủ đại học ở một số điều khác nhằm tạo hành lang pháp lý cho các cơ sở giáo dục đại học phát huy tối đa nội lực trong thực hiện tự chủ, linh hoạt, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế – xã hội, cạnh tranh lành mạnh để nâng cao chất lượng, hội nhập quốc tế.

Về tự chủ trong hoạt động chuyên môn, các cơ sở giáo dục đại học được tự chủ mở ngành, tự chủ liên kết đào tạo ở trong và ngoài nước; tự chủ trong việc thiết kế mẫu, in phôi, cấp phát văn bằng cho người học; đẩy mạnh hợp tác quốc tế và hoạt động khoa học và công nghệ; thúc đẩy khởi nghiệp, gắn với đổi mới sáng tạo, ứng dụng và chuyển giao công nghệ của các cơ sở giáo dục đại học.

BGD_dh_luat1Bo GD&DT de xuat doi hoc phi thanh ‘gia dich vu dao tao’ hinh anh 2
Các trường đại học sẽ được tăng tính tự chủ trong chuyên môn, tài chính, tài sản…

Các trường được tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự đảm bảo để Hội đồng trường có thực quyền trong việc quyết định về tổ chức bộ máy; quyết định nhân sự, tiêu chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tiêu chuẩn giảng viên theo quy định của pháp luật.

Hiệu trưởng trường đại học công lập do cơ quan quản lý có thẩm quyền công nhận trên cơ sở đề xuất của hội đồng trường; hiệu trưởng trường đại học tư thục do HĐQT quyết định…
Không đồng ý thay đổi thuật ngữ “học phí”

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình cho rằng đa số ý kiến thành việc tính đúng, tính đủ chi phí cần thiết cho hoạt động đào tạo theo cơ chế giá dịch vụ và cho phép cơ sở giáo dục đại học được tự chủ quyết định mức giá dịch vụ đào tạo đối với các dịch vụ không sử dụng ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, các ý kiến không nhất trí việc thay thuật ngữ “học phí” bằng “giá dịch vụ đào tạo” như thể hiện trong dự thảo luật và do đó đề nghị cân nhắc sử dụng khái niệm học phí như quy định trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.

Nhiều ý kiến đề nghị nghiên cứu quy định rõ nguyên tắc tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo cần thiết làm căn cứ để xây dựng khung giá, mức giá cụ thể đối với các khoản thu dịch vụ đào tạo đối với các dịch vụ do Nhà nước đặt hàng và cấp kinh phí thực hiện.

Ngoài ra, cơ quan thẩm tra đề nghị cần quy định cơ chế giám sát, công khai, minh bạch trong tài chính đại học để kiểm soát việc thu phí tương xứng với chất lượng dịch vụ đào tạo; quy định chính sách hỗ trợ người học để có thể tiếp cận với giáo dục đại học khi tăng mức học phí.

Luật Giáo dục sửa đổi quy định cấm xúc phạm nhà giáo

Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung một số điều quy định trách nhiệm của gia đình trong phối hợp giáo dục học sinh; tôn trọng, không được xúc phạm danh dự, nhân phẩm nhà giáo.

Thắng Quang

Chia sẻ Zalo
Facebook
Đánh giá:

Đổi học phí sang giá dịch vụ đào tạo Adtima – Tuyển sinh Đại Học & Cao Đẳng đề xuất đổi học phí sang giá dịch vụ đào tạo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ giá dịch vụ đào tạo

Gửi bình luận

Ý kiến bạn đọc (21)

Nổi bật

Trần thanh chỉnh

Nếu như vậy thì không nên gọi là “thầy giáo, cô giáo” nữa mà hãy gọi là “nhân viên cung ứng dịch vụ giáo dục”.

Trả lời•455 Thích3 giờ trước

Hoai

Đồng tình với bạn. Comment rất hay

Trả lời•52 Thích2 giờ trước

Tuan

Thay đổi mấy cái tên gọi không giải quyết được gì cả. Cái mà mọi người quan tâm là chất lượng giáo dục và đạo đức nhà giáo, đó mới là tương lai của đất nước. Chứ cứ mãi cải cách, mãi sửa đổi, mãi thí điểm mà chất lượng giáo dục không đi lên thì vẫn là THẤT BẠI!

Trả lời•77 Thích3 giờ trước

Lao gia

Hết bộ giao thông vận tải đề xuất thu phí thành thu giá đến bộ giáo dục đào tạo chuyển đổi học phí sang học giá. Những nhà ngôn ngữ tuyệt vời

Trả lời•83 Thích3 giờ trước

Xem thêm bình luận

————————–

https://news.zing.vn/bo-gd-dt-de-xuat-doi-hoc-phi-thanh-gia-dich-vu-dao-tao-post847013.html

Chuyên mục:Uncategorized
  1. Không có bình luận
  1. No trackbacks yet.

Bình luận về bài viết này